Quỳnh Bảo là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, có 2 di tích được cấp Bằng công nhận Di tích Văn Hóa cấp tỉnh, là “Đình Ngọc Chi (hay còn gọi là Đình Ướng) và Đình Rồng”. Đình Ngọc chi, là nơi làm việc của Uỷ ban hành chính - Kháng chiến xã Lạc Hồng (năm 1952 - 1953). Đình Rồng, nơi diễn ra nhiềm cuộc mít tinh của Quân, Dân, Chính, Đảng trong xã (1930 -1931). Miếu Vua Ông, nơi đặt cơ sở làm việc của Tòa soạn Báo Sông Hồng, Xưởng Quân khí Khu 3, và Cơ sở của Viện Quân y Khu 3 (1945 -1949); và một số di tích khác, là cơ sở phục vụ Kháng chiến.
Cùng với truyền thống đấu tranh anh dũng của Quân và dân cả Nước, của Quỳnh Phụ anh hùng, với những bản hùng ca bất diệt về ý chí chiến đấu, bất khuất, kiên cường, bám đất, bám làng, đã ghi những dấu son vào trang sử vàng chống ngoại xâm của dân tộc:

Trong 9 năm kháng chiến, Quỳnh Bảo có 59 người con gia nhập quân đội, 255 người trong lực lượng du kích, dân quân; trên 50 thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, trực tiếp chiến đấu, và phục vụ chiến đấu; mua 160 ngàn đồng công phiếu, đóng góp trên 100 ngàn đồng tiền thuế, 309 tấn thóc cho Chính phủ. Là nơi được Quân khu Tả ngạn Sông Hồng đặt cơ sở làm báo, làm xưởng quân khí, cơ sở quân y; là nơi có thời gian Uỷ ban Kháng chiến xã Lạc Hồng, tránh địch càn quét, đến làm việc; và là Căn cứ Du kích, được các đồng chí (Đỗ mười Bí thư Khu ủy, Đặng Kim Giang Phó Bí thư Khu ủy) và nhiều đồng chí cán bộ chủ chốt của Tỉnh, của Huyện, như (Lương Quang Chất, Ngô Duy Đông, Nguyễn Đức Tâm…) về trực tiếp chỉ đạo phong trào kháng chiến của các xã trong khu vực
Hòa bình lập lại ở Miền Bắc. Quỳnh Bảo được tách ra từ xã Việt Cường Theo Chỉ thị của Trung ương Đảng và Chính Phủ. Đảng bộ Quỳnh Bảo được chỉ định thành lập ngày 19-8-1955, đảng viên có 50 đồng chí. Bộ máy Chính quyền lâm thời, được chỉ định thành lập cùng ngày, gồm hai thôn “Nam Đài và Ngọc Chi”,’ với diện tích 3,6 km2, dân số 2.284 người. Xã có 10 xóm. Uỷ ban hành chính có 5 uỷ viên.
Bước sang giai đoạn xây dựng, và bảo vệ Tổ quốc, Quỳnh Bảo đã đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đột phá trong nông nghiệp; là xã luôn dẫn đầu về năng xuất lúa; nhiều năm liền là lá cờ đầu toàn tỉnh, về phong trào trồng cây vụ đông, phong trào chăn nuôi, và phát triển ngành nghề. Cơ sở vật chất từng bước được tăng cường. Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục ngày một phát triển. Công tác an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Nhân dân đoàn kết, thống nhất. Đảng bộ, Chính quyền nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh.
Trong 2 cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ biên giới và làm nhiệm vụ Quốc tế, Quỳnh bảo đã có 121 người con anh dũng hy sinh, 19 Bà mẹ được phong tặng - truy tặng danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, 106 đồng chí thương binh - bệnh binh - người được hưởng chính sách như thương binh, 326 người có công - gia đình có công với cách mạng, 18 người đã và đang hưởng chế độ nạn nhân chất độc gia cam. Được Trung ương tặng 3 Huân chương về thành tích kháng chiến, và được tỉnh, huyện tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen trên nhiều lĩnh vực. Với những công lao thành tích đặc biệt đó; ngày 26-4-2018 Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thay mặt cho Đảng và Nhà nước, ký Quyết định, phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, cho Nhân dân và Lực lượng Vũ trang xã Quỳnh Bảo, vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược”.
Những năm gần đây, thực hiện 4 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của Huyện, đặc biệt là phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới. Quỳnh Bảo đã đẩy mạnh phát triển kinh tế; chú trọng Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, chỉnh trang đồng ruộng; tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa. Phát triển trang trại, gia trại, tiếp thu nghề phụ phụ, mở rộng dịch vụ; đẩy mạng phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, thôn văn hóa; chùa cảnh, họ đạo 4 gương mẫu thiết thực, hiệu quả. Chú trọng và làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Tăng cường xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong sạch vững mạnh. Đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như: điện, đường, trường, trạm, nước sạch, thông tin phục vụ đời sống nhân dân.
Về hạ tầng: Đã thi công 230 tuyến đường Pê tông trục thôn và nhánh cấp I, tổng chiều dài 11,8 km; 07 tuyến đường trục chính nội đồng 4,5 km; 03 tuyến mương cấp I-II 2,8 km. Xây mới và nâng cấp 04 nhà văn hóa thôn, làm 7.850 m2 sân Pê tông nhà văn hóa các thôn, và nhà văn hóa xã.
Chuyển vị trí, và xây mới Hội trường - Nhà văn hóa xã; Trụ sở làm việc của Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã; sân vận động xã, Nhà bia ghi danh Bà Mẹ VNAH, Anh hùng liệt sĩ; vỉa hè, cột đèn điện, cây xanh khu trung tâm xã, và một số công trình phụ trợ về khu quy hoạch mới.
Xây mới 17 phòng học, một số phòng hiệu bộ, phòng chức năng, một số công trình phụ trợ của các trường; tiếp tục khởi công 8 phòng học trường Trung học cơ sở.
Qua 7 năm nỗ lực phấn đấu. Năm 2018, Xã đã được Tỉnh công nhận, xã đạt chuẩn Quốc gia về Nông thôn mới.
Hiện nay đang thi công khởi công công trình trạm Y Tế hai tầng 18 phòng với tổng giá trị thiết kế dự toán trên 5 tỷ Việt Nam đồng, vị trí đặt trong cụm công trình trung văn hóa xã.
Về phát triển kinh tế hiên xã đã tích tụ trên 18ha diện tích cho Công ty petex Hà Nội thuê sản xuất hàng hóa tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch tại địa phương, một cơ sở xay sát lúa đánh bóng gạo.